co-the-ba-me-chua-biet-9-tri-thong-minh-cua-tre-la-gi

Có thể ba mẹ chưa biết: 9 trí thông minh của trẻ là gì?

Vào những năm 1980, tiến sĩ Howard Gardner, một nhà tâm lý học phát triển nổi tiếng người Mỹ kiêm giáo sư Đại học Harvard đã đưa ra lý thuyết về “đa trí tuệ”. Trong đó, ông cho rằng con người không chỉ có một khả năng trí tuệ nhất định mà sở hữu nhiều loại trí thông minh khác nhau. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi người đều có một lợi thế thông minh riêng. Trong cuốn sách “Frames of mind”, ông chỉ ra con người có 9 loại trí thông minh. Gardener lập luận rằng các quan điểm đo lường tâm lý truyền thống là không đầy đủ nếu chỉ đánh giá trí thông minh của ai đó bằng một hoặc hai yếu tố. Ví dụ, một người có thể thông minh về âm nhạc nhưng lại không giỏi về những con số trong toán học.

Theo đó, nếu ba mẹ muốn con trở nên đặc biệt ở một lĩnh vực nào đó, cách tốt nhất là hãy tìm hiểu những lợi thế độc đáo của con và giúp con trau dồi những điểm mạnh đó. Vì thế, việc tìm hiểu trí thông minh của con là khởi đầu chính xác để ba mẹ có những bước đầu tư hiệu quả bởi điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển và thành công của trẻ trong tương lai. Được biết, lý thuyết này đã và đang được sử dụng rộng rãi tại các cơ sở giáo dục mầm non ở các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Á.

Mỗi đứa trẻ có thể có mối quan tâm và sự thông minh ở một hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau. Sau đây là 9 loại trí thông minh theo lý thuyết của tiến sĩ Howard Gardner: 

Naturalist Intelligence (Trí thông minh tự nhiên)

 

Trí thông minh theo chủ nghĩa tự nhiên chỉ ra những đứa trẻ này có khả năng phân biệt giữa các sinh vật (thực vật, động vật) cũng như có sự nhạy cảm với các đặc điểm khác của thế giới tự nhiên (mây, cấu trúc đá,…). Cụ thể, những bạn nhỏ có trí thông minh này có sự tò mò, khả năng quan sát mạnh mẽ, nhạy bén và hiểu được các sắc thái về sự vật, sự việc nào đó trong tự nhiên. Bên cạnh đó, trẻ còn có thể kết nối với động vật một cách dễ dàng và nhạy cảm cao với những thay đổi tinh tế của tự nhiên và môi trường sống xung quanh.

Phương pháp bồi dưỡng: Tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động gần gũi với thiên nhiên, giúp trẻ quan sát và khám phá thế giới động vật, thực vật, các hiện tượng tự nhiên hoặc nuôi động vật, trồng cây,… ở nhà.

Musical Intelligence (Trí thông minh âm nhạc)

Trẻ có trí thông minh âm nhạc thường nhạy cảm hơn với âm thanh, có một cảm giác tuyệt vời về nhịp điệu cùng với khả năng nhận biết giai điệu, âm sắc và cao độ. Trí thông minh này giúp trẻ nhận biết, sáng tạo, tái tạo và phản xạ về âm nhạc được thể hiện bởi các nhạc trưởng, nhạc sĩ, ca sĩ. Điều thú vị là thường có một mối liên hệ mật thiết giữa âm nhạc và cảm xúc; trí tuệ toán học và âm nhạc có thể chia sẻ các quá trình tư duy chung. 

Phương pháp bồi dưỡng: Tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với các trò chơi có âm thanh hoặc các nhạc cụ âm nhạc.

Logical-Mathematical Intelligence (Trí thông minh logic-toán học)

Trong tất cả các loại trí thông minh, trí thông minh logic-toán học là giống nhất với những gì chúng ta thường liên kết với trí thông minh nói chung. Trí thông minh logic-toán học là khả năng tính toán, định lượng, xem xét các mệnh đề và giả thuyết, đồng thời thực hiện các phép toán hoàn chỉnh. Những đứa trẻ sở hữu loại trí thông minh này thường thể hiện tài năng của mình thông qua các bài toán học, các trò chơi liên quan đến chiến lược và giải các câu đố. Theo đó, trẻ có thể nhận ra vấn đề một cách dễ dàng, có khả năng suy luận và đưa ra cách giải quyết hợp lý cho câu đố. 

Phương pháp bồi dưỡng: Giúp trẻ phát triển tư duy logic và khả năng tính toán thông qua phương pháp học phù hợp với độ tuổi của trẻ như: Montessori, các trò chơi trí tuệ,…

Interpersonal Intelligence (Trí thông minh giữa các cá nhân)

Trí thông minh giữa các cá nhân là khả năng hiểu và tương tác hiệu quả với người khác. Những người sở hữu trí thông minh này thường giỏi đọc các tín hiệu bằng bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ cũng như có khả năng xác định sự nhạy cảm trong tâm trạng và tính cách của người khác. Bên cạnh đó, họ còn có khả năng giao tiếp tốt và dường như hiểu được cảm xúc, động cơ của người khác.

Phương pháp bồi dưỡng: Hỗ trợ trẻ tương tác với những người bạn đồng trang lứa nhằm rèn luyện các kỹ năng giao tiếp.

Bodily-Kinesthetic Intelligence (Trí thông minh thể chất)

Trí thông minh vận động cơ thể là khả năng chế tạo, điều khiển các vật thể và sử dụng nhiều kỹ năng thể chất. Những người có trí thông minh thể chất cao có khả năng xác định thời gian, phối hợp tâm trí – cơ thể tuyệt vời nhằm truyền đạt cảm xúc và ý tưởng. Các vận động viên, vũ công, bác sĩ phẫu thuật và những người làm nghề thủ công thể hiện trí thông minh vận động cơ thể phát triển tốt.

Phương pháp bồi dưỡng: Tạo điều kiện cho trẻ chơi, tham gia các hoạt động có tính vận động.

Linguistic Intelligence (Trí thông minh ngôn ngữ)

Trí thông minh ngôn ngữ là loại trí thông minh được con người chia sẻ phổ biến nhất. Những bạn nhỏ có trí thông minh này có khả năng suy nghĩ bằng lời nói, sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt và hiểu rõ các ý nghĩa phức tạp. Cụ thể, trẻ có thể rất giỏi trong việc thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của mình thành lời nói để làm cho người khác hiểu. Trẻ cũng bị thu hút vào các hoạt động như đọc, viết và nói trước đám đông.

Phương pháp bồi dưỡng: Hướng dẫn trẻ nhìn tranh và nói, rèn luyện kỹ năng tư duy ngôn ngữ. Đồng thời, ba mẹ hãy khuyến khích trẻ giao tiếp với người khác và phát triển ngôn ngữ thứ hai.

Intra-personal Intelligence (Trí thông minh nội tâm)

Trí thông minh nội tâm là khả năng hiểu bản thân cũng như suy nghĩ và cảm xúc của một người, đồng thời sử dụng những kiến thức đó trong việc lập kế hoạch và định hướng cuộc sống của một người. Trí thông minh nội tâm không chỉ liên quan đến sự đánh giá cao và tôn trọng một người mà còn liên quan đến tình trạng của con người. Điều này thể hiện rõ ở các nhà tâm lý học, các nhà lãnh đạo tinh thần và các nhà triết học. Những bạn nhỏ này có thể nhút nhát nhưng chúng luôn có ý thức về cảm xúc của bản thân và luôn tự vận động. 

Phương pháp bồi dưỡng: Hỗ trợ tăng cường khả năng giao tiếp của trẻ để lắng nghe cũng như khuyến khích những cảm nhận của trẻ về thế giới xung quanh.

Spatial Intelligence (Trí thông minh không gian)

Trí thông minh không gian được định nghĩa là khả năng xem xét mọi thứ trong không gian ba chiều. Những người có trí thông minh không gian cao thường rất sáng tạo và có trí tưởng tượng sống động, khả năng nghệ thuật cao và lý luận không gian tuyệt vời. Những người này thường được gọi là “thông minh hình ảnh” và có thể được tìm thấy trong các ngành nghề như kiến trúc, thiết kế.

Phương pháp bồi dưỡng: Tạo điều kiện cho trẻ được viết, vẽ theo ý thích hay chơi với các mô hình, khối,…

9 loại trí thông minh này hoàn toàn độc lập với nhau và tiềm năng bẩm sinh của mỗi bạn nhỏ là khác nhau. Thông qua những thông tin về thuyết đa trí tuệ trên, mỗi phụ huynh có thể tìm ra khía cạnh thông minh nhất của trẻ để thúc đẩy chúng phát triển. Tuy nhiên, ba mẹ hãy lưu ý rằng việc đánh giá trí thông minh của trẻ không phải để phân biệt ưu/nhược điểm của chúng mà để nuôi dưỡng tài năng, giúp trẻ xây dựng giá trị bản thân một cách hiệu quả nhất dựa trên các đặc điểm cá nhân. 

Việc tìm kiếm điểm mạnh của trẻ giúp phụ huynh tìm ra cho con cách học tốt nhất và tạo niềm tin cho chúng phát triển bản thân trở nên thành công hơn trong học tập lẫn cuộc sống. Để được hỗ trợ tư vấn về các chương trình Anh ngữ cho trẻ, mời quý phụ huynh liên hệ Penn Academy qua hotline 0909 246 4740909 046 474 hoặc inbox qua fanpage Penn Academy nhé.

Bình luận (0)

Vui lòng chọn 1 đánh giá. Họ tên là bắt buộc. Email là bắt buộc. Vui lòng nhập email hợp lệ. Nhận xét là bắt buộc.
Đánh giá của bạn

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.

Đăng ký tư vấn

0909 246 474
icons8-exercise-96
right arrow time clock pin e