Đăng ký tư vấn
1. Giới thiệu chung về khóa học
Công cuộc giảng dạy ngôn ngữ cho các em bé mầm non có thể là một thách thức lớn vì các bé rất khó để tập trung. Tuy nhiên, nguồn năng lượng dồi dào của các con có thể được chuyển hóa vào những hoạt động thú vị trong lớp Tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo – English for Fun.
Ở độ tuổi mẫu giáo, sẽ khá khó khăn để khiến các bé tập trung chuyên chú cho việc học. Đây cũng sẽ là giai đoạn cực kỳ tốt để giúp các em làm quen với tiếng Anh từ khi còn nhỏ, từ đó định hình việc học ngôn ngữ ngay từ khoảng thời gian đầu tiên cho các em. Khóa học English for Fun được thiết kế để giúp cho việc học tiếng Anh của các bé sẽ trở nên vô cùng thú vị, Penn Academy sẽ áp dụng phương pháp “Học mà chơi, chơi mà học”, để giúp các bé luôn tiếp thu được những kiến thức mới thông qua quá trình chơi đùa, trải nghiệm cùng các hoạt động. Ở độ tuổi này của các em, việc vui chơi vẫn sẽ là cách học hỏi tốt nhất.
2. Vì sao nên chọn khóa học
Khi tham gia khóa học English for Fun tại Penn Academy, các bé sẽ được xây dựng nền tảng tiếng Anh tốt nhất, vì:
- Áp dụng phương pháp “Học mà chơi, chơi mà học”, giúp các bé có thể tiếp thu bài học tốt hơn thông qua những hoạt động thú vị
- Sử dụng hình ảnh bắt mắt và âm thanh sống động xuyên suốt nội dung học, giúp trẻ cảm thấy thu hút và tập trung tốt
- Hỗ trợ trẻ phát triển những kỹ năng cần thiết cho việc học ngôn ngữ, luyện tập tư duy tiếng Anh khi còn bé
- Thiết lập nền tảng Anh ngữ cho trẻ, định hình việc học tiếng Anh cho trẻ ngay từ đầu
Nội dung chương trình English for Fun gồm 10 trò chơi trí tuệ giúp các bé xây dựng nền tảng tiếng Anh:
- Trò chơi 1: Flashcards
Flashcards là hình thức vàng trong việc học tiếng Anh ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể chia các chủ đề thành những phần nhỏ hay sử dụng flashcard như một công cụ nhằm ghi nhớ từ vựng chính, chúng đều tạo ra hoạt động thú vị và có thể dễ dàng làm được.
Cho dù bạn ngồi tách biệt với học sinh và chỉ cùng xem qua các chủ đề, hay sử dụng flashcards với cả lớp như một trò chơi tương tác, đây cũng sẽ là phương pháp tuyệt vời để áp dụng với các bé mẫu giáo. Bộ flashcards bao gồm nhiều hình con vật trang trại dễ thương, các bộ phận trên cơ thể hay những hoạt động hằng ngày,… Những thẻ flashcard này sẽ giúp người học bắt đầu tiếp cận nhiều từ vựng theo hướng gần gũi, trên các tấm thẻ chứa nhiều hình ảnh bắt mắt và màu sắc rực rỡ để trẻ cảm thấy yêu thích hơn, cuối cùng là các nhân vật minh hoạ Twinkl đáng yêu giúp các bé kết hợp từ và ý nghĩa tiếng Anh kết hợp lại với nhau một cách dễ nhớ nhất.
- Trò chơi 2: Câu cá bắt chữ
Một hoạt động học từ vựng tuyệt vời khác chính là cho các bé tìm từ. Đối với hoạt động này, bạn có thể chuẩn bị sẵn chủ đề cụ thể để trò chơi được diễn ra một cách suôn sẻ nhất. Nếu bạn đang muốn trẻ học một số từ vựng cho những lĩnh vực cụ thể, hay muốn phát triển những từ khó cho trẻ mầm non thì trò chơi này sẽ là lựa chọn thích hợp. Trò chơi đòi hỏi sự chuẩn bị nhiều hơn so với những hoạt động khác, nhưng tiềm năng học tập và niềm vui mà nó mang lại sẽ thật sự đáng giá.
Tất cả những gì bạn cần để bắt đầu là một vài tấm thẻ và một cây bút dạ. Bạn cần vẽ một vài con cá, tất cả chúng có thể có hình dạng giống nhau hoặc bạn có thể làm cho trò chơi trở nên thú vị hơn với một số loài cá đẹp mắt hơn. Bạn cũng có thể in những con cá mẫu trực tiếp lên tấm thiệp hoặc dán những con cá đã cắt lên một tờ bìa để chúng chắc chắn hơn. Penn Academy biết rằng các bé sẽ thích ngắm nhìn những chú cá xinh đẹp này. Chúng ta cũng có thể cho trẻ tô màu bằng bút màu để có thêm hoạt động vui nhộn.
Sau khi đã cắt xong những con cá có đủ màu sắc như ý muốn, chúng ta sẽ viết một từ lên mỗi con cá. Nội dung từ vựng có thể là bất kỳ chủ đề nào mà bạn muốn bé luyện tập, sau đó gắn từng con cá vào một chiếc kẹp giấy. Bây giờ chúng ta sẽ cần làm “cần câu” hoặc lưỡi câu cá. Cách dễ nhất để làm điều này là sử dụng thìa gỗ, buộc một đoạn dây quanh thìa và buộc một nam châm vào đầu kia của sợi dây để “câu”.
Bây giờ chúng ta đã thiết lập xong trò chơi câu cá của mình. Để bắt đầu chơi, các bé cần lấy cần câu có gắn nam châm. Khi cô giáo nói một trong những từ đã viết ra, trẻ cần “nắm bắt” được từ này. Nếu chúng hiểu đúng, hãy bảo các con nói to ra từ hoặc có thể yêu cầu chúng đánh vần thành tiếng để có thêm thử thách. Nếu làm đúng, bé có thể chuyền gậy cho bạn bên cạnh hoặc chọn một bạn khác trong lớp thay phiên nhau. Nếu bé không làm đúng, cô giáo có thể để trẻ làm lại.
- Trò chơi 3: Khoai tây nóng
Bắt đầu trò chơi thú vị này bằng cách chuẩn bị một vài bài nhạc và 1 chiếc đồng hồ hẹn giờ. Cho trẻ bắt đầu chuyền bóng hoặc đồ vật khác quanh phòng, khi nhạc dừng, bé đang cầm củ khoai tây nóng hổi sẽ phải làm gì đó. Cô giáo có thể yêu cầu trẻ nói một từ trẻ đã học ngày hôm đó hoặc nói một câu tiếng Anh đầy đủ. Trò chơi yêu cầu nhịp độ nhanh và sẽ vô cùng thú vị đối với các em bé mẫu giáo.
Trò chơi này sẽ là một cách lấp đầy thời gian tuyệt vời nếu bạn chỉ có năm phút rảnh rỗi hoặc bạn cần tái tạo năng lượng cho các bé. Đây là một trò chơi linh hoạt có thể được sử dụng cho bất kỳ chủ đề nào bạn thích.
- Trò chơi 4: Bịt mắt đoán vật
Sử dụng khăn bịt mắt hoặc vật gì đó tương tự như khăn quàng cổ để các bé không thể nhìn thấy. Sau đó xếp một số đồ vật bí ẩn mà trẻ quen thuộc, chẳng hạn như đồ chơi mà trẻ thường chơi và yêu cầu trẻ mô tả cảm giác của các món đồ đó và đoán xem chúng là gì.
Trẻ con sẽ thích trò chơi này vì nó thực sự kích thích các giác quan của chúng. Nếu không thể nhìn thấy, các bé phải dựa vào xúc giác để tìm ra vật đó là gì. Điều này giúp họ thực hành nói tiếng Anh. Trẻ có thể mô tả vật cứng, mềm, các cạnh tròn,… Nếu bạn sử dụng đồ chơi mà các em quen thuộc, điều đó càng tăng thêm niềm vui.
- Trò chơi 5: Đố chữ
Trò chơi cổ điển này là một cách tuyệt vời để trẻ thực hành các từ đã học. Thông qua cách diễn đạt các từ tiếng Anh, tất cả các em học sinh trong lớp đều có thể tham gia và nêu lên những suy đoán của mình. Cô giáo có thể kết hợp trò chơi truyền thống này bằng cách chọn một chủ đề cụ thể để tập trung vào. Chơi những trò như ‘đoán cảm xúc’ giúp trẻ cảm thấy thoải mái khi mô tả các trạng thái khác nhau như buồn, hạnh phúc và các con sẽ có biểu cảm gì nếu cảm thấy như vậy. Cô giáo sẽ sử dụng thẻ flashcard của Penn Academy cho trò chơi đố chữ giúp cho cả lớp đều cảm thấy yêu thích.
- Trò chơi 6: Truy tìm đồ vật
Đây cũng là một hoạt động thú vị rất dễ thực hiện. Cô giáo thực sự không cần bất kỳ thiết bị nào, tất cả những gì chúng ta cần là bộ não và có thể là một tấm bảng trắng nếu bạn muốn các con viết ra những gì con nghĩ rằng bạn đang tìm kiếm. Điều này yêu cầu các bé cần phải hiểu các chữ trong bảng chữ cái. Nếu bé cần tìm kiếm thứ gì đó bắt đầu bằng ‘a’, con cần nhìn quanh phòng và xác định tất cả những thứ bắt đầu bằng a. Sau đó bé cần trả lời câu hỏi cho các đồ vật ấy.
Điều này thực sự giúp các bé hiểu được câu hỏi một cách chính xác và nắm được các đặc điểm khác nhau của các đồ vật trong tiếng Anh. Khi trẻ muốn đặt câu hỏi hoặc đoán được đó là gì, hãy yêu cầu trẻ giơ tay hoặc viết câu hỏi đó lên bảng trắng để trò chơi được yên tĩnh hơn. Đây là một lựa chọn tốt nếu chúng ta muốn trẻ cải thiện khả năng đánh vần.
- Trò chơi 7: Cuộc xâm lược của người ngoài hành tinh
Tất cả chúng ta đều biết trẻ em có thể có trí tưởng tượng mạnh mẽ đến mức nào – vì vậy việc giả vờ rằng một trong những bạn cùng lớp của con là người ngoài hành tinh sẽ không là vấn đề to tát! Một trong những bạn học của bé sẽ giơ tay tình nguyện đóng vai một người ngoài hành tinh đến từ ngoài vũ trụ (hãy để trẻ tự tạo nên cốt truyện của riêng mình và sáng tạo theo ý muốn). Sau đó chọn một chủ đề mà các con đang cần nghiên cứu. Giải thích cho các bé hiểu rằng người ngoài hành tinh sẽ không biết gì về chủ đề này và nhiệm vụ của con là giải thích về đề tài một cách tốt nhất có thể. Hãy yêu cầu học sinh lần lượt giải thích một điều bất kỳ cho người ngoài hành tinh về chủ đề đó. Sau đó, hãy để “người ngoài hành tinh” của lớp chấm điểm về mức độ con nghĩ các bạn cùng lớp đã giải thích điều đó tốt như thế nào. Trò chơi sẽ đặt mục tiêu cho lớp học và thách thức các bé đạt được số điểm nhất định.
- Trò chơi 8: Săn lùng zombie
Ai cũng sẽ thích một cuộc săn lùng hấp dẫn. Tập hợp một danh sách các đồ vật – đây có thể là những đồ vật điển hình trong lớp học như thước kẻ hoặc bút chì hoặc thứ gì đó thú vị như một chú gấu bông và giấu những vật dụng này xung quanh lớp học, sân chơi hoặc bất kỳ không gian nào lớp có. Tất cả sẽ tạo thành một danh sách để đưa cho mỗi bé và thách thức con tìm ra chúng.
- Trò chơi 9: Nhập vai
Trò chơi nhập vai rất tốt để giúp trẻ chủ động trong việc học tập như đảm nhận công việc khác nhau. Trẻ em thực sự có thể để trí tưởng tượng của mình được phát huy, đồng thời phát triển các kỹ năng ngôn ngữ và từ vựng mới. Hãy chọn một chủ đề hoặc kịch bản và giao nhiệm vụ cho trẻ tạo ra một cảnh phù hợp. Điều này có thể xảy ra khi có một khách hàng không vui trong siêu thị vì anh ta không tìm thấy quả táo nào, hoặc một bác sĩ đang cố gắng tìm hiểu tận gốc những triệu chứng kỳ lạ của bệnh nhân. Hãy để các con tự viết kịch bản và để chúng biểu diễn trước lớp.
- Trò chơi 10: Shiritori
Đây là một trò chơi chữ tiếng Nhật đơn giản nhưng thú vị. Cho trẻ ngồi thành vòng tròn và chọn một từ để bắt đầu, chẳng hạn như “apple”. Sau đó, người tiếp theo trong vòng tròn phải chọn một từ bắt đầu bằng chữ cái cuối cùng, chẳng hạn như “elephant”, sau đó có thể là “table”,… Hãy cho trẻ một khoảng thời gian nhất định để nghĩ ra một từ, nếu không thể, chúng sẽ bỏ cuộc.
Khóa học English for Fun phù hợp với những trẻ:
- Từ 2 – 5 tuổi
- Có mong muốn tìm kiếm một môi trường học tập ngoài giờ học chính khóa để phát triển kỹ năng Nghe – Nói – Đọc tiếng Anh, giúp trẻ phát triển tư duy tốt hơn
- Cần làm quen chữ cái và từ vựng tiếng Anh từ sớm, chuẩn bị cho hành trình học tập sau này
- Cần phát triển nền tảng tiếng Anh từ khi còn bé
Sau khi hoàn thành English for Fun, các em sẽ đạt được những kết quả sau:
- Học được bảng chữ cái và các từ vựng thông thường của tiếng Anh
- Tự tin hơn khi tham gia các hoạt động tiếng Anh ở cấp lớp cao hơn
- Tăng khả năng thể hiện ý kiến, quan điểm và suy nghĩ về những vấn đề xung quanh cuộc sống của bé
- Được rèn luyện tư duy Anh ngữ, xây dựng nền tảng tiếng Anh vững chắc cho bé học ngôn ngữ sau này