7 Lỗi ngữ pháp thường gặp khi học tiếng Đức
-
22/07/2019
7 Lỗi ngữ pháp thường gặp khi học tiếng Đức
Dưới đây là 7 lỗi ngữ pháp thường gặp khi học tiếng Đức. Đây là những lỗi trong ngữ pháp tiếng Đức mà rất nhiều sinh viên học tiếng Đức hay mắc phải. Nếu bạn cũng như vậy hãy sửa ngay vì người Đức rất nhạy với những ai nói hay viết sai ngữ pháp. Đó là một điều tối kị khi viết luận văn và làm Pratikum. Khi làm những bài quan trọng như vậy, bạn nên nhờ một sinh viên cùng chuyên ngành đọc và sửa lỗi giúp bạn.
1.Nhầm giữa Akk và Dativ
Hầu như học sinh đều nhầm cái này rất nhiều, Akkusativ chỉ dùng khi nó trả lời cho câu hỏi Wohin – nghĩa là đi đâu, muốn đến đâu. “zB wohin möchten sie fahren? Ich möchte nach Hause fahren”. Trừ trong một số trường hợp nó đi kèm giới từ như : zu, mit, bei, nach, … thì phải đổi thành Dativ ngay.
Dativ sẽ trả lời cho câu hỏi “wo” nghĩa là ở đâu.”Wo bist du? Ich bin im Supermarkt”. Nó không có trường hợp ngoại lệ. Nếu 1 câu bạn muốn nói nó phải trả lời cho câu hỏi ở đâu thì bạn luôn luôn phải dùng thì Dativ.
2.Nhầm giữa Gen và Dativ
Lại một cách nhầm tai hại nữa là giữa Gen và Dativ. Như đã nói ở trên Dativ sẽ phải trả lời cho câu hỏi “wo – Ở đâu”. Genetiv là thể sở hữu, ví dụ : Peters Zimmer, des Haus,… Genetiv được dùng khi nói về một cái gì đó được sở hữu bởi ai. Tuy nhiên vẫn có người rất hay nhầm
3.Sai giống của danh từ
Tiếng Đức và tiếng việt đều thuộc hệ chữ la tinh chính vì thế có đến hơn 80% số chữ cái là giống nhau. Mỗi ngôn ngữ của mỗi nước lại được biến đổi đi cho phù hợp với địa lý của từng vùng. Tiếng việt cũng giống như tiếng Đức vậy cũng có 3 giống đực (thằng), cái (con), trung (nó). Nhưng 2 thằng này nó lại khác nhau ở chỗ tiếng Đức hầu như chẳng có quy tắc gì về giống cả. Bạn muốn nói tiếng Đức bạn phải học thuộc tất cả những danh từ mà bạn sẽ phải sử dụng kèm theo giống của nó. Bạn chỉ có cách học thuộc.
4.Sai khi dùng câu nebensatz
Khi nào sử dụng Nebensatz, khi mà có các từ sau : wahrend, wenn, als, weil, ehe, … Với loại câu này phải để động từ đứng cuối câu và phải chia theo chủ ngữ đứng trước. Điều này tương đối phức tạp vì phải nói chủ ngữ trước nhưng đến cuối câu lại quên mất chủ ngữ là gì cho nên không chia nữa cứ để infinitiv -> sai. Hầu như học sinh mới học tiếng Đức tầm 1 năm trở lại thì đều sai lỗi này khi nói.
5.Sai lầm giữa xác định và không xác định.
Tiếng Đức cũng như tiếng Anh vậy nó cũng có thể xác định và không xác định. Khi nào bạn nói về 1 vật hay 1 sự việc chắc chắn nào đó thì bạn phải dùng thể xác định còn nếu nói về số lượng thì phải dùng thể không xác định.
6.Sai chia đuôi tính từ (vietnamesiche Studenten)
Cái sai của những bạn hay học tiếng Đức là chia sai đuôi tính từ, cái này có 3 nguyên nhân chính: không nhớ giống của danh từ cần chia, không nhớ thì akk, dat, gen hay là nominativ, cũng có thể bạn nhầm lẫn giữa tính từ và danh từ trong tiếng Đức. Ví dụ: vietnamesiche Studenten là đúng chứ không phải là Vietnamese Studenten. Vietnamese là danh từ ( những người việt nam)
7.Nhầm lẫn giữa als và wenn
Khi nào dùng “als”: Bạn chỉ được dùng khi nói về 1 thời điểm xác định trong quá khứ như 1 năm nào đó, tuổi, hoặc 1 sự việc chỉ xảy ra không quá 1 lần trong quá khứ. “zB Als ich 7 jahre war, hatte ich eine schöne Freudin.”
Khi nào dùng “wenn”: Bạn chỉ được dùng khi nói về 1 sự việc cứ lặp đi lặp lại, hoặc nó thay cho từ “nếu( if)”. “Nếu tôi có 1 công việc tốt thì tôi sẽ kiếm được rất nhiều tiền. wenn ich einen guten Beruf hätte, werde ich viel Geld haben”. Nó còn được dùng khi muốn nói về 1 điều ước không có thật.
Những học sinh rất hay nhầm khi sử dụng 2 từ này, nên các bạn hãy chú ý nhé.
Đăng ký tư vấn
Danh mục
Bài viết gần nhất
- CÙNG NHÌN LẠI BUỔI CHIA SẺ THÔNG TIN KHÓA HỌC IELTS ĐẾN CÁC BẠN SINH VIÊN
- Thông báo khai giảng khóa tiếng Đức A1, B1 tháng 08.2022
- Ngữ pháp tiếng Đức: Đại từ nhân xưng
- Khám phá buổi học thực tế của học viên khóa Summer Course 2022 tại Saurus Coffee and Gallery
- Học tiếng Đức qua báo chí, tại sao không?