su-dung-modalverben-dong-tu-kieu-va-cach

Sử dụng Modalverben (động từ Kiểu và Cách)

Sử dụng Modalverben (động từ Kiểu và Cách)

Nhắc lại: ngoài 3 trợ động từ (Hilfsverben) haben, seinwerden ra còn có 6 động từ Kiểu và Cách: dürfen, können, mögen, müssen, sollen, wollen. Đây là những động từ luôn phải dùng chung với những động từ khác, có chức năng biến đổi ý nghĩa của động từ chính. Số còn lại trong động từ tiếng Đức đều là động từ chính (Vollverben).

Khi xuất hiện thêm Modalverben trong câu chúng ta cần nhớ kỹ mấy điểm sau:

1) Trong thì Präsens, Präteritum động từ được chia sẽ là Modalverben.

Wir sollen die Bilder malen. // Präsens – Hauptsatz

Er sagt, dass wir die Bilder malen sollen. // Präsens – Nebensatz

Sie durfte gehen. // Präteritum – Haptsatz

Er sagte, dass sie gehen durfte. // Präteritum – Nebensatz

2) Trong tất cả các thì khác Modalverben sẽ đứng cuối câu và ở dạng nguyên thể.

Ich werde viel arbeiten müssen. // Futur I

Er wird sie geheiratet haben dürfen. // Futur II

Ich habe die Frau nicht sehen können. // Perfekt

Sie hatte die Frau nicht sehen können. // Plusquamperfekt

3) Khi sử dụng Modalverben cùng với Infinitiv (động từ nguyên thể) người ta không nhất thiết phải dùng thêm giới từ „zu“ như khi sử dụng Vollverben.

Er hat noch viel zu arbeiten. // Vollverb mit „zu“

Er muss noch viel arbeiten. // Modalverb ohne „zu“

4) Trong thì PerfektPlusquamperfekt người ta chỉ chia trợ động từ theo chủ ngữ còn ModalverbVollverb sẽ ở dạng nguyên thể và đứng cuối câu, không dùng Partizip II như bình thường. Vì thế sẽ có hai động từ nguyên thể đứng liền nhau ở cuối câu.

Ich habe die Frau nicht sehen können.

* Trong câu phụ động từ được chia sẽ không đứng ở cuối câu như bình thường mà sẽ đứng trước hai động từ nguyên thể nói trên.

Dass ich die Frau nicht habe sehen können, glaubt er mir nicht.

(Anh ta không tin là tôi chưa nhìn thấy người đàn bà đó.)

5) Modalverben trong thì Perfekt, Plusquamperfekt luôn dùng trợ động từ „haben“, không bao giờ dùng „sein“. Dù động từ chính có chuyển động hay không chuyển động.

Sie hat ins Kino gehen wollen.

6) Khi Modalverben được sử dụng như Vollverben trong thì Perfekt Plusquamperfekt, tức là khi trong câu nói ngoài Modalverb ra chỉ có Hilfsverb, không có Vollverb khác nữa thì người ta cũng sử dụngPartizip II (động tính từ II) của Modalverb đó. Cách tạo lập cũng như một động từ có qui tắc bình thường:ge + Verbstamm + t. Nhưng không có Umlaut.

dürfen – gedurft; können – gekonnt; mögen – gemocht;

müssen – gemusst; sollen – gesollt; wollen – gewollt

Ví dụ:

Sie hat mich nicht gemocht.

Er hat das nicht gekonnt.

Wir haben es nicht gewollt.

7) Modalverben trong Mệnh lệnh thức (Imperativ) và trong thể bị động (Passiv)

* Người ta không thể tạo lập được thể mệnh lệnh thức (Imperativ) và thể bị động (Passiv) vớiModalverben.

8) Nhiệm vụ của Modalverben

Modalverben có nhiệm vụ biến đổi ý nghĩa của Vollverben. Nói theo người Đức là nó modifiziert ý nghĩ của động từ chính.

Ví dụ: Động từ chính là „kochen

Ich darf das Essen kochen. Tôi được phép nấu ăn.

Ich kann das Essen kochen. Tôi có thể nấu ăn.

Ich möchte das Essen kochen. Tôi muốn nấu ăn (nếu được phép).

Ich muss das Essen kochen. Tôi phải nấu ăn.

Ich soll das Essen kochen. Tôi phải nấu ăn (theo ý ngưới khác).

Ich will das Essen kochen. Tôi mong muốn nấu ăn.

9) müssensollen

Nếu dịch ra tiếng Việt chúng có ý nghĩa tương đối giống nhau (= phải, cần phải). Trong ngôn ngữ thường ngày người ta cũng không quá ư gắt gao khi sử dụng hai động từ này, nhưng trong văn tự thì chúng lại tương đối khác nhau về cách sử dụng.

– müssen phần lớn được sử dụng khi nhu cầu từ phía người nói (chủ ngữ, Subjekt) phát sinh ra, không do người ngoài yêu cầu. Trường hợp này được gọi là subjektive Notvendigkeit (Nhu cầu của chủ ngữ). Nói một cách đơn giản là chủ quan.

Ich muss jetzt nach Hause gehen.

Wir müssen die Hausaufgaben heute zu Hause erledigen.

Đôi khi người ta cũng sử dụng müssen có tính chất khách quan, nhưng tương đối hãn hữu.

Ihr müsst die Hausaufgaben zu Hause machen.

– sollen được sử dụng khi có sự đòi hỏi khách quan từ bên ngoài. Trường hợp này được gọi là objektive Notvendigkeit (Nhu cầu của vị ngữ). Nói đơn giản là sollen được sử dụng khi người ta phải làm một cái gì đó mà người khác yêu cầu.

Die Lehrerin sagt, dass ich die Hausaufgabe heute zu Hause erledigen soll.

Ihr soll jetzt nach Hause gehen.

Khác với müssen, sollen không được sử dụng chủ quan. Nhưng sollen rất hay được sử dụng để đưa lại lời của người khác, người nói chỉ „đưa lại“ một cách khách quan, không bảo đảm cho nội dung.

Elena soll krank sein. (Peter hat mir das gesagt.)

Đạt soll sehr faul sein. (Lưu hat mir das erzählt.)

10) mögenwollen (thích, rất thích)

Cũng tương tự như trên, nếu dịch ra tiếng Việt chúng cũng giống nhau. Nhưng thực ra cũng có vài điểm khác biệt cần biết.

mögen gần như đã bị chết trong ngôn ngữ hàng ngày. Người ta chỉ còn sử dụng chúng chủ yếu để phán đoán hoặc để thể hiện lòng mong mỏi.

Wo mag mein Geld sein?

Ich mag keinen Fisch.

Người ta càng ngày càng hay sử dụng möchten, vốn là mögen ở thể giả định II (Konjuktiv II). Möchten bây giờ gần như đã có ý nghĩa thực thể thì hiện tại (Indikativ Präsens).

Chú ý: Khi câu nói trực tiếp sử dụng möchten bị chuyển sang câu nói gián tiếp thì người ta lại sử dụng wollenthay thế cho möchten.

Ich möchte ein Bier. // Nói trực tiếp, sử dụng möchten

Er sagt, dass er ein Bier will. // Nói gián tiếp, sử dụng wollen.

 

Đăng ký tư vấn

0909 246 474
icons8-exercise-96
right arrow time clock pin e