—-> Ich, du, er/sie/es, wir, ihr, Sie (tỏ sự kính trọng)2. Mở đầu cho câu cũng có thể là một thứ khác, nếu nó cần nhấn mạnh đặc biệt ( trong trường hợp này chủ ngữ sẽ đứng sau động từ (Verb)
3. Động từ sau khi được chia luôn luôn đứng thứ 2 trong câu.
4. Các Partizip II (phân từ II) Các bạn hãy nhớ ,,công thức” này!
Tân ngữ trực tiếp (direktes Objekt) cũng có thể đứng sau thời gian (Zeit) và địa điểm (Ort).
Beispiel: Ich habe dir gestern in der Schule das Buch gegeben.
Khi đặt câu hỏi!
*Động từ sẽ đứng trước câu, chủ ngữ đứng thứ hai, phần còn lại như trong một câu bình thường.
Beispiel: Habe ich dir das Buch gestern in der Schule gegeben?
* Những từ (Was, Wo, Wer, Wann,Wie…) để hỏi cũng đứng đầu câu
Beispiel: Wann habe ich dir das Buch gegeben?
* Trong câu hỏi về chủ ngữ (nói về ai đó (wer?), chủ ngữ sẽ được bỏ), trong trường hợp này động từ sẽ đứng thứ 3 trong câu.
Beispiel: Wer hat dir das Buch gegeben?
Vị trí của các mệnh đề (câu phụ) trong câu (Nebensatz)
* Các câu phụ không bao giờ đứng riêng, nó lúc nào cũng đứng với một câu chính
Beispiel: Ich weiß nicht , ob er dir hilft.
(câu chính (Haupsatzt)…(mệnh đề (Nebensatzt)
* Câu phụ có thể đứng đầu câu, trong trường hợp này câu chính sẽ bắt đầu bằng động từ (Verb).
Beispiel: Ob er dir hilft, weiß ich nicht.
Liên từ (những từ để kết nối) –> Konjunktion
* Liên từ thường kết nối những câu chính và câu phụ trong câu. Động từ đứng ở đâu thường phụ thuộc vào liên từ
Beispiele:
Er spricht gut Deutsch, denn er war ein Jahr in Deutschland.
Er spricht gut Deutsch, weil er ein Jahr in Deutschland war.
Er spricht gut Deutsch, schließlich war er ein Jahr in Deutschland.