Câu đơn giản (einfacher Satz)
-
14/07/2019
- Câu đơn giản 1
Chúng ta chỉ cần nhớ được vị trí của Prädikat (vị ngữ) và động từ là đã có thể đặt được các loại câu khác nhau một cách tương đối dễ dàng.
Trong tiếng Đức động từ đóng vai trò rất quan trọng, người ta có thể gọi động từ là linh hồn trong một câu tiếng Đức.
singen (hát), malen (vẽ), schreiben (viết)…
Khi đặt thành câu cú những động từ nêu trên đòi hỏi thêm những thành phần bổ sung cho nó (Verbergänzungen), ít nhất chúng ta cũng cần phải biết ai hát, ai viết, ai vẽ… Nếu không sẽ không thể gọi là „câu“ được.
Ich singe. (tôi hát); Das Baby schläft. (Đứa trẻ (sơ sinh) ngủ); Es regnet. (trời mưa)
Như thế những động từ trên đã đòi hỏi thêm một thành phần tối thiểu là kẻ thực hiện những động từ trong câu nói. Trong câu chủ động (Aktivsatz) thì kẻ thực hiện động từ luôn đứng ở cách một và được gọi là chủ ngữ (Subjekt).
Nếu xem xét các câu trên ta thấy thành phần chỉ gồm một chủ ngữ (Subjekt) và một vị ngữ (Prädikat). Đây chính là dạng câu ngắn nhất, đơn giản nhất trong tiếng Đức. Nó bao gồm chủ ngữ (Subjekt) và động từ (Verb).
Sở dĩ những câu trên có thể ngắn gọn được như vậy là do những động từ trong câu không đòi hỏi thêm các thành phần bổ sung khác nữa. Nhưng không phải động từ nào cũng như vậy…
Ghi nhớ: Chủ ngữ (Subjekt) bao giờ cũng đứng ở cách một (Nominativ) trong tiếng Đức. Và trong một câu tiếng Đức bao giờ cũng chỉ có một chủ ngữ cũng như một vị ngữ (Prädikat) mà thôi.
Đôi khi cũng có một chủ ngữ ghép trong câu.
Anna und Peter gehen zusammen in die Schule.
(Anna và Peter cùng đi đến trường.)
Chúng ta thấy ở câu này tuy có hai người nhưng họ đã được ghép thành một chủ ngữ nên vị ngữ „gehen“cũng đã được chia theo số nhiều.
- Câu đơn giản 2
Nhưng đa số động từ còn đòi hỏi thêm những thành phần bổ sung khác nữa chứ không chỉ đơn giản như những câu trên.
Sau khi biết được ai hát, ai viết, ai vẽ thì người ta lại muốn biết thêm những thông tin khác như hát cái gì, vẽ cái gì, viết cái gì …tức là người ta lại cần thêm những thành phần bổ sung vị ngữ (Objekt) khác nữa.
Ich singe ein Lied. Er schreibt einen Brief. Sie malt eine Blume.
Ich grüße…(tôi chào…). Er schlägt…(anh ta đánh…)
Chúng ta thấy ở đây nếu chỉ nói „Tôi chào, anh ta đánh…“ thôi thì không đủ. Chí ít chúng ta cũng phải biết thêm chào ai hoặc chào cái gì, đánh ai, đánh cái gì…
Ich grüße dich. (Tôi chào anh.) Er schlägt seinen Bruder. (Cậu ấy đánh em (anh) cậu ta.)
Chào ai, đánh ai ở câu trên được gọi là thành phần bổ sung vị ngữ (Objekt).
Đến đây chúng ta đã thấy hình thành sơ đồ câu chính đơn giản :
Subjekt – Prädikat – Objekt
Sơ đồ này cũng được gọi tắt là sơ đồ: S – P – O
Đến đây chúng ta biết rõ ràng là vị ngữ phải chia theo chủ ngữ. Nhưng vị ngữ (động từ) lại quyết định cái gì phải đi kèm theo nó, tức là quyết định về thành phần bổ sung trong câu (Objekt). Mà Objekt lại cực kỳ phức tạp đa dạng.
Ví dụ: động từ schenken (= tặng)
Nếu chúng ta nói: Tôi tặng em …(Ich schenke dir…)
Câu nói này có đủ cả ba thành phần: Subjekt, Prädikat, Objekt. Nhưng nó vẫn không hoàn hảo vì chí ít cũng phải biết thêm tặng cái gì? Câu này bắt buộc phải có thêm một Objekt nữa mới hoàn hảo.
Ich schenke dir ein Buch. // Tôi tặng em một cuốn sách.
Sở dĩ có sự dài dòng văn tự này chính là do động từ „schenken“ gây ra.
Đăng ký tư vấn
Danh mục
Bài viết gần nhất
- CÙNG NHÌN LẠI BUỔI CHIA SẺ THÔNG TIN KHÓA HỌC IELTS ĐẾN CÁC BẠN SINH VIÊN
- Thông báo khai giảng khóa tiếng Đức A1, B1 tháng 08.2022
- Ngữ pháp tiếng Đức: Đại từ nhân xưng
- Khám phá buổi học thực tế của học viên khóa Summer Course 2022 tại Saurus Coffee and Gallery
- Học tiếng Đức qua báo chí, tại sao không?