chinh-sach-visa-duc

Chính Sách Visa Đức

visa-duc-1

Từ ngày 01.01.2007 tất cả những ai muốn học đại học ở Đức đều phải nộp hồ sơ trước tiên tại bộ phận kiểm tra học vấn (APS) tại Đại sứ quán Hà Nội. Sau khi thẩm tra hồ sơ, APS sẽ cấp một chứng nhận hoặc chứng chỉ. Chứng nhận hoặc chứng chỉ này là điều kiện để xét duyệt hồ sơ xin visa Đức trước khi đi du học.

Về cơ bản, thủ tục APS gồm hai phần:

– Thẩm tra giấy tờ mà sinh viên nộp

– Kiểm tra TestAS (đối với sinh viên chưa có bằng tốt nghiệp Đại học) hoặc phỏng vần APS (đối với sinh viên đã có bằng tốt nghiệp Đại học)

Thông tin về TestAS khi xin visa Đức

TestAS là một bài kiểm tra để đánh giá khả năng học đại học của sinh viên nước ngoài tại Đức. Qua kết quả của TestAS, sinh viên nước ngoài có thể đánh giá vị trí của mình so với các sinh viên (nước ngoài) khác. Các trường Đại học Đức có thể sử dụng kết quả của TestAS để ưu tiên xét tuyển.

TestAS xin visa Đức được làm bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh (nên có trình độ học Tiếng Đức B1 để làm được tốt) và mỗi kỳ thi bao gồm các phần như sau:

  • Phần kiểm tra khả năng ngoại ngữ (Sprach-Screening, Language Screening), online trên máy tính, khoảng 30 phút
  • Phần chính (Kerntest, Core Test), kiểm tra viết bình thường, 110 phút
  • Phần chuyên ngành, cũng kiểm tra viết bình thường, từ 145 – 150 phút và được chia ra:
    • Nhân văn học, Văn hóa học và Khoa học Xã hội
    • Khoa học Kỹ thuật
    • Toán, Tin và Khoa học Tự nhiên
    • Kinh tế học

Thông tin về phỏng vấn APS khi xin visa Đức

visa-duc-phong-van-aps-2

APS là một bộ phận thuộc Phòng Văn hóa của Đại sứ quán Đức Hà Nội. APS thẩm tra liệu sinh viên xin visa Đức có đáp ứng được các điều kiện cơ bản để nhập học đại học tại đây, đồng thời thẩm tra các chứng chỉ học tập. Thủ tục này được áp dụng từ ngày 01 tháng 1 năm 2007 đối với tất cả các sinh viên muốn bắt đầu học đại học ở Đức từ học kỳ mùa đông năm 2007.

Sau khi phỏng vấn APS, nếu sinh viên đạt đầy đủ các yêu cầu sẽ được APS cấp cho một chứng chỉ hay một giấy chứng nhận (cho các khóa học thuần túy nghệ thuật). Chứng chỉ hay chứng nhận này là một trong những điều kiện để được du học Đức tại một trường đại học tại đây. Các chứng chỉ và giấy chứng nhận có hiệu lực vô thời hạn.

Phỏng vấn APS để xin visa Đức chia thành các nhóm sau:

  • Tất cả các sinh viên Việt Nam sẽ theo học đại học ở Đức (những người vừa tốt nghiệp THPT và đỗ vào đại học, những người chưa tốt nghiệp đại học ở Việt Nam, những người đã tốt nghiệp cao đẳng) – các thông tin tiếp theo có trong hướng dẫn “Thủ tục APS thông thường cho sinh viên học đại học tại Đức“
  • Tất cả các sinh viên Việt Nam muốn tiếp tục du học Đức sau khi đã tốt nghiệp đại học (để lấy bằng đại học thứ hai, lấy bằng thạc sĩ, hay tham gia các khóa đào tạo sau đại học) – các thông tin tiếp theo có trong hướng dẫn “Thủ tục APS thông thường cho sinh viên học sau đại học tại Đức”
  • Các sinh viên học các ngành học thuần túy nghệ thuật (ví dụ dương cầm, múa, hội họa) – các thông tin tiếp theo trong hướng dẫn “APS cho Nghệ sĩ“

Tất cả những người xin du học Đức đã nhận được một học bổng từ công quỹ của CHLB Đức (ví dụ như của DAAD hoặc từ Quỹ của một Tổ chức chính trị Đức) hay của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam – MoET – và được chuyên gia Đức thống nhất với Đại sứ quán Đức hoặc DAAD lựa chọn ở Việt Nam, những người sẽ sang làm luận án tiến sĩ tại một trường đại học Đức, và những sinh viên đi du học Đức trước ngày 30.04.2007 mang visa Đức không cần qua thủ tục APS.

Phỏng vấn APS xin visa Đức thẩm tra những gì?

visa-duc-phong-van-aps-3

APS khẳng định, liệu sinh viên xin du học Đức có đáp ứng được các điều kiện cơ bản để nhập học đại học tại đây hay không bằng cách:

  • thẩm tra tính xác thực của các giấy tờ mà sinh viên nộp
  • kiểm tra liệu sinh viên có đáp ứng các điều kiện để đăng ký đại học ở Đức và
  • nếu sinh viên hội đủ điều kiện thì mời sinh viên đến phỏng vấn (chỉ đối với các đối tượng học sau đại học).

Những sinh viên du học Đức hệ đại học và vẫn chưa có bằng tốt nghiệp đại học của Việt Nam phải qua bài thi viết TestAS. TestAS là một kỳ thi tập trung và chuẩn mực nhằm xác định năng lực học tập của sinh viên nước ngoài. Sinh viên có thể lựa chọn thi bằng tiếng Anh hoặc tiếng Đức. Đề nghị mỗi sinh viên xin visa Đức tự truy cập các trang web của các trường đại học Đức hoặc liên hệ với các phòng phụ trách sinh viên quốc tế để tìm hiểu về những điều kiện nhập học cụ thể đối với khóa học mà mình định theo. Các thông tin tiếp theo cho đối tượng này có trong hướng dẫn “Thủ tục APS thông thường cho sinh viên học đại học tại Đức“

Những sinh viên muốn du học Đức hệ cao học hoặc học lấy bằng đại học thứ hai tại Đức sẽ phải qua phỏng vấn APS. Trong một cuộc phỏng vấn kéo dài khoảng 15 phút, sinh viên sẽ bị hỏi về những kiến thức mình đã học. Bằng cách đó APS thẩm tra xem những kiến thức sinh viên thể hiện có tương xứng với bằng cấp mà sinh viên đã trình ra hay không.

Cuộc phỏng vấn APS sẽ được tiến hành bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh tùy theo nguyện vọng của sinh viên. Đây không phải là một cuộc thi ngoại ngữ. Tuy nhiên sinh viên phải đủ khả năng giao tiếp với những người phỏng vấn về các môn mình đã học, có nghĩa tối thiểu nên có trình độ tiếng Đức hoặc tiếng Anh ở trình độ cơ bản từ khá đến giỏi và phải có một vốn từ chuyên ngành cơ bản.

Nếu kết quả phỏng vấn APS đạt, sinh viên sẽ nhận được 10 chứng chỉ bản gốc. Với các chứng chỉ này sinh viên có thể làm thủ tục xin nhập học tại các trường đại học Đức và sau khi có giấy nhập học của một trường đại học, sinh viên có thể nộp đơn xin cấp visa Đức tại Đại sứ quán Đức tại Hà Nội hoặc Tổng lãnh sự quán Đức tại TP Hồ Chí Minh. Nếu 10 chứng chỉ vẫn chưa đủ, sinh viên có thể liên hệ với APS xin cấp thêm.

Thủ tục của APS về cơ bản diễn ra như sau:

visa-duc-4

  • Thẩm tra hồ sơ
  • Phỏng vấn APS (chỉ có trong Thủ tục APS thông thường cho sinh viên học sau đại học)
  • Thi TestAS theo các kỳ thi có trong năm (chỉ có trong Thủ tục APS thông thường cho sinh viên học đại học, chưa có bằng đại học)
  • Cấp chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận APS

Tiếp theo đó:

  • Xin học tại các trường Đại học Đức
  • Xin cấp visa Đức tại Đại sứ quán Đức hoặc Tổng lãnh sự quán Đức tại TP Hồ Chí Minh (Thời gian làm thủ tục thị thực: thông thường khoảng 4 tuần)

Nếu khi nộp hồ sơ thẩm tra APS mà sinh viên đã có kết quả thi TestAS, thì bỏ qua mục số 3.

Các cuộc phỏng vấn dành cho sinh viên đã tốt nghiệp đại học ở Việt Nam muốn qua Đức tiếp tục học diễn ra hai kỳ mỗi năm vào tháng 11 và tháng 5 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Chậm nhất là trong tháng 8 hoặc tháng 2 phải nộp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện cho APS (ngày nhận được chậm nhất theo đường bưu điện là ngày 31.08. hoặc 28.2!)

Đối với các thủ tục không kèm phỏng vấn, hồ sơ có thể nộp bất kỳ lúc nào, không có thời hạn.

Có thể thấy nếu bạn muốn lấy được visa đi Đức bạn cần một khả năng giao tiếp tốt. Hãy đến với những khóa học tiếng Đức của trung tâm để trang bị những kỹ năng tốt nhất cho mình.

Đăng ký tư vấn

0909 246 474
icons8-exercise-96
right arrow time clock pin e