chu-dong-va-bi-dong-aktiv-und-passiv

Chủ động và bị động (Aktiv und Passiv)

Cũng tương tự như trong tiếng Việt, trong một câu nói thông thường thì có chủ ngữ (Subjekt) và vị ngữ (Prädikat, động từ). Qua vị ngữ mà người ta biết được chủ ngữ đang làm gì ai. Tức là chúng ta biết được quan hệ “Ai (Subjekt) làm gì (Prädikat) ai (Objekt)”. Người đang hành động (aktiv) trong câu được gọi là tác nhân (Täter). Dạng câu thông thường này được gọi là dạng câu chủ động (Aktiv). Tiếng Đức còn được gọi là“Tatform”.

Ich schließe die Tür. // Tôi đóng cửa (cái cửa).

Câu nói này đã diễn tả sự việc từ góc độ của tác nhân (Täter) nên nó còn được gọi là dạng „Tatform“ hoặc là dạng câu chủ động (Aktiv). Trong câu chủ động thì tác nhân cũng chính là Subjekt được nhấn mạnh và đứng ở cách một (Nominativ). Nói một cách đơn giản là chủ ngữ cũng là kẻ đã thực hiện hành động được diễn tả qua động từ chính (Vollverb). Nếu chúng ta đặt câu hỏi ở đây thì sẽ sử dụng luôn động từ trong câu để hỏi đến tác nhân (kẻ đã thực hiện hành động được miêu tả qua động từ chính):

Wer schließt die Tür? // Vollverb = schließen, đứng thứ hai trong câu

* Trong cuộc sống không phải lúc nào cũng biết được tác nhân là ai và nhiều khi người ta cũng không muốn biết.

Ich wurde gestohlen. // Tôi bị mất cắp. (không biết ai lấy cắp)

Die Tür ist geschlossen. // Cái cửa bị đóng. (không cần biết ai đóng)

Cả hai câu này đều không nhắc đến tác nhân (kẻ cắp và kẻ đóng cửa) mà sự việc lại được miêu tả từ góc độ của người bị hại. Ở đây tác nhân không quan trọng mà sự việc xẩy ra và kết quả mới là quan trọng. Cả hai động từ chính (Vollverb) trong hai câu nêu trên: stehlen = ăn cắp (Partizip II = gestohlen) và schließen = đóng (Partizip II = geschlossen) đều không do chủ ngữ (Subjekt) thực hiện. Mặc dù vậy chủ ngữ vẫn đứng trong cách một (Nominativ). Dạng câu này được gọi trong tiếng Đức là thể bị động (Leiderform) hay còn gọi là Passiv.

Khi đặt câu hỏi cho hai câu nói trên thì ở vị trí thứ hai sẽ không phải là động từ chính nữa:

Wer wurde gestohlen? // Vollverb = stehlen, đứng cuối câu

Was ist geschlossen? // Vollverb = schließen, đứng cuối câu

* Cũng vì đặc tính „Tác nhân không quan trọng, sự việc xảy ra mới quan trọng“ nói trên nên Passiv rất hay được sử dụng trong hướng dẫn kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng hoặc miêu tả công đoạn làm việc, sản xuất, nấu ăn…

– Tiếng Đức chỉ có hai dạng bị động. Một dạng được gọi là Zustandpassiv (bị động trạng thái) và một dạng được gọi là Vorgangpassiv (bị động diễn biến). Khó nhất ở đây vẫn là câu hỏi: Khi nào thì „Sein-Passiv“ và khi nào thì „Werden-Passiv“?

Trong sách vở người ta định nghĩa như sau:

Werden-Passiv (Vorgangpassiv): Hành động (Handlung) hoặc những sự việc đang diễn ra (Vorgang) được nhấn mạnh.

Sein-Passiv (Zustandpassiv): Khi kết quả (Ergebnis) và trạng thái (Zustand) được nhấn mạnh.

Nói như trên nghe thì ngắn gọn đơn giản nhưng thực tế rất chung chung. Lấy ví dụ sau để giải thích:

  1. Die Schuhe sind schmutzig, die sollen geputzt werden.

(Đôi giày rất bẩn, cần phải được đánh sạch.)

  1. Die Schuhe werden von meiner Mutti geputzt.

(Đôi giày được mẹ tôi lau (đánh) sạch.)

Sau khi bà mẹ đánh sạch đôi giày, bà ta chỉ vào đôi giày và nói:

  1. Nun sind die Schuhe geputzt.

Cả ba câu nói đều sử dụng một động từ chính „putzen = lau, đánh“. Câu thứ hai là bị động diễn biến, sử dụng„werden“, câu thứ ba là bị động trạng thái sử dụng „sein“ vì bây giờ đôi giày đã ở trạng thái sạch sẽ, trạng thái tĩnh.

– Trong thể bị động không nhất thiết phải nhắc đến người hành động (tác nhân), nhưng đôi khi sử dụng„Werden-Passiv“ người ta vẫn có thể nhắc đến tác nhân như ở câu thứ hai. Còn khi sử dụng „Sein-Passiv“tác nhân hầu như không được nhắc tới.

– Trong ngôn ngữ nói hàng ngày „Werden-Passiv“ rất hay được sử dụng.

  1. Die Umformung (sự chuyển đổi):

Đây là sự chuyển đổi từ Aktiv sang Passiv.

* Khi chuyển đổi thì Objekt của câu chủ động sẽ chuyển thành Subjekt của câu bị động.

Để hiểu được thế nào là Aktiv, thế nào là Passiv thì hơi khó nhưng cũng may là để lập thể bị động (Passiv) thì có qui tắc rõ ràng.

1) Zustandpassiv (bị động trạng thái): Nếu nói trạng thái thế này, thế khác thì người ta dĩ nhiên phải sử dụng động từ „là = sein“ rồi.

– Cách lập: mit „sein“ und Partizip II (cùng trợ động từ „sein“Partizip II)

Die Tür ist geschlossen. // sein: er, sie, es = ist

2) Vorgangpassiv (bị động diễn biến):

– Cách lập: mit „werden“ und Partizip II

Ich werde geliebt. // „werden“ + Partizip II

Quả là rất đơn giản! Đúng không?

  1. Die Formen des Zustandspassivs:

(hình thể của bị động trạng thái)

warnen – warnte – gewarnt // warnen = cảnh báo

Präsens (hiện tại):

Ich bin gewarnt.

Du bist gewarnt.

Er, sie, es ist gewarnt.

Wir sind gewarnt.

Ihr seid gewarnt.

Sie sind gewarnt.

Präteritum (quá khứ):

Ich war gewarnt.

Du warst gewarnt.

Er, sie, es war gewarnt.

Wir waren gewarnt.

Ihr wart gewarnt.

Sie waren gewarnt.

 

Perfekt (hoàn chỉnh hiện tại):

Ich bin gewarnt gewesen.

Du bist gewarnt gewesen.

Er, sie, es ist gewarnt gewesen.

Wir sind gewarnt gewesen.

Ihr seid gewarnt gewesen.

Sie sind gewarnt gewesen.

Plusquamperfekt (quá khứ hoàn chỉnh):

Ich war gewarnt gewesen.

Du warst gewarnt gewesen.

Er, sie, es war gewarnt gewesen.

Wir waren gewarnt gewesen.

Ihr wart gewarnt gewesen.

Sie waren gewarnt gewasen.

Futur I (tương lai I):

Ich werde gewarnt sein.

Du wirdst gewarnt sein.

Er, sie ,ea wird gewarnt sein.

Wir werden gewarnt sein.

Ihr werdet gewarnt sein.

Sie werden gewarnt sein.

Futur II (tương lai II):

Ich werde gewarnt gewesen sein.

Du wirdst gewarnt gewesen sein.

Er, sie, es wird gewarnt gewesen sein.

Wir werden gewarnt gewesen sein.

Ihr werdet gewarnt gewesen sein.

Sie werden gewarnt gewesen sein.

Die Formen des Vorgangspassivs // hình thể của bị động diễn biến

lieben – liebte – geliebt // lieben = yêu

Präsens:

Ich werde geliebt.

Du wirst geliebt.

Er, sie, es wird geliebt.

Wir werden geliebt.

Ihr werdet geliebt.

Sie werden geliebt.

Präteritum:

Ich wurde geliebt.

Du wurdest geliebt.

Er, sie , es wurde geliebt.

Wir wurden geliebt.

Ihr wurdet geliebt.

Sie wurden geliebt.

Perfekt:

Ich bin geliebt worden.

Du bist geliebt worden.

Er, sie, es ist geliebt worden.

Wir sind geliebt worden.

Ihr seid geliebt worden.

Sie sind geliebt worden.

Plusquamperfekt:

Ich war geliebt worden.

Du warst geliebt worden.

Er, sie, es war geliebt worden.

Wir waren geliebt worden.

Ihr wart geliebt worden.

Sie waren geliebt worden.

Futur I:

Ich werde geliebt werden.

Du wirst geliebt werden.

Er, sie, es wird geliebt werden.

Wir werden geliebt werden.

Ihr werdet geliebt werden.

Sie werden geliebt werden.

 

Futur II:

Ich werde geliebt worden sein.

Du wirst geliebt worden sein.

Er, sie, es wird geliebt worden sein.

Wir werden geliebt worden sein.

Ihr werdet geliebt worden sein.

Sie werden geliebt worden sein.

* Chú ý: Tất cả động từ trong tiếng Đức đều có thể sử dụng được trong thể chủ động (Aktiv), nhưng không phải động từ nào cũng „passivfähig = có khả năng bị động”. Nói một cách khác là không phải động từ nào cũng có thể chuyển đổi (Umformung) được từ Aktiv sang Passiv.

Đăng ký tư vấn

0909 246 474
icons8-exercise-96
right arrow time clock pin e