Mức lương nghề Điều dưỡng tại Đức
-
10/08/2016
Mục đích của bài viết này nhằm giúp các bạn xác định đích đến trong các quá trình làm hồ sơ giấy tờ và chuẩn bị hành trang cho việc học nghề điều dưỡng ở Đức
Điều dưỡng viên ở Đức có mức thu nhập bao nhiêu tiền một tháng?
Theo thống kê lương 150 nghề của Đức của tạp chí Focus Spezial, mức lương cho nghề điều dưỡng viên ở Đức năm 2015 trung bình là 27000€/ 1 năm (1 năm có khoảng 18 ngày nghỉ và có lương), trong đó Nam điều dưỡng viên có khả năng nhận nhiều hơn 28355€/ 1 năm, Nữ điều dưỡng 26734€/ 1 năm. Mức lương này tuỳ theo từng vùng của nước Đức, từng công ty hoặc nhà dưỡng lão là có mức chenh lệch khác nhau phía Bắc 25653€/ 1 năm, phía Đông 20252€/ 1 năm, phía Tây 28353€/ 1 năm và phía Nam (bang Bayern và Baden Wüttenberg) 29163€/ 1 năm. Dự kiến đến năm 2017, mức lương trung bình cho nghề này ở Đức là 27678€/ 1 năm tăng ít nhất là 600€
Đây là mức lương Brutto tức là bao gồm cả thuế, vậy là sau khi trừ thuế người lao động sẽ nhận được bao nhiêu, số tiền này được gọi là Netto. Có 1 trang website giúp các bạn chủ động tính lương: http://www.brutto-netto-rechner.info/
Dưới đây là ví dụ tính lương của một điều dưỡng viên Nam, 25 tuổi, làm việc ở phía Nam, chưa có vợ (thuế bậc 1). Lương ra trường chưa trực đêm và ở Müchen, Viện lương thuộc hạng cao nhất Müchen
Bạn này có khả năng thu nhập 2714.72€/1 tháng như số liệu trên, trừ các loại thuế đi nhận được Netto của bạn ấy sẽ vào khoảng 1846.19€/ 1 tháng.
Chi phí sinh hoạt của điều dưỡng viên ở Đức
Tạm lấy mức chi phí sinh hoạt của sinh viên du học đức bậc Đại học. Mỗi tháng có khả năng
- Có: 19€/ tháng
- Tiền thuê nhà ở Müchen: từ 500 đến 700 €/1 tháng (tiền rác, runfundbeitrag, phí ti vi)
- Các thành phố khác có thể thấp hơn
- Điện thoại 20€
- Tiền ăn từ 200€ đến 300€ (Đi chợ nấu ăn hằng ngày)
- Các loại phí khác: 150€ (mỹ phẩm, sách, báo,……)
- Tổng cộng chi: 870€
Bạn nào tiêu quá thì mỗi tháng tiêu hết 1000€, vậy mỗi tháng có thể dư ra 846€. Lưu ý, đây là mức sống hết sức sinh viên Việt Nam, người Đức không sống như này (người Đức 1 năm cũng có 1-2 kỳ nghỉ, đi du lịch 1 vài tuần, ăn uống cũng khác luôn)
Công việc hằng ngày của Điều dưỡng là gì?
Công việc được chia theo ca: Sáng – Chiều – Tối
- Ca Sáng: Thường bắt đầu từ 6h đến 15h chiều
- Ca Chiều: 12h-13h vào ca đến 20h-21h
- Ca Tối: 20h30 hoặc 21h vào ca đến 6h sáng
Sự ăn gian của một số công ty: chỉ cho mình làm 7-7,5 tiếng 1 ngày thôi. Nhưng luật là 40h/1 tuần. Có nghĩa 1 tháng mình sẽ đi làm nhiều hơn số ngày bình thường
- 40h/8h = 5 ngày/1 tuần, 1 tháng khoảng 22 ngày. Nghỉ 9 ngày. Nếu là 31 ngày
- 40h/7,5h = 5.3 ngày 1 tuần, 2 tuần là sẽ làm 11 ngày. Nghỉ được 3 ngày. Thì 1 tháng bạn sẽ được nghỉ ít hơn
Đa phần công việc nặng sẽ vào tầm 6h30 đến 11h hoặc 17h đến 20h. Đó là thời gian tắm, ăn uống, đi ngủ. nên cần nhiều sự giúp đỡ.
Có một công việc ở nhà dưỡng lão có thể đi làm thêm không?
Được phép đi làm them, nhưng phải xin giấy phép từ người sử dụng lao động Arbeitgeber giấy Genehmigung. Nếu đăng kí minijob 450€ thì không phải đóng them thuế. Thông thường, người sử dụng lao động không muốn thuê lao động dạng này, vì cùng một người lao động, nếu 2 đơn vị cùng thuê, thì đơn vị thuê sau, đăng kí nhân công sẽ phải đóng thuế nhiều hơn. Vậy nên, có thể đi làm thêm với điều kiện kiếm được việc làm thêm.
Nhưng vì vấn đề thiếu nhân lực nên đa phần các công ty đều nhận Minijiob. Nhưng nếu đi làm thêm mà báo bệnh quá nhiều sẽ bị tước giấy phép. Cùng với việc đi học trên trường, nên cân nhắc kĩ trong thời gian đi học Ausbildung. Vì Bằng Tốt Nghiệp rất quan trọng, nó giúp sau này học lên hoặc học những Chuyên ngành khác.
Có khả năng học nâng cao hoặc học lên Đại học hay không?
Bạn được phép học nâng cao, tuy nhiên phải tự chi trả các loại phí và tự nuôi bản thân trong thời gian học
Sau khi học nghề điều dưỡng là bạn đã hoàn thành xong Ausbildung ở Đức (vị trí sao vàng), muốn học lên Đại học ở Bachelor thì bạn phải đi theo một đường vòng,kiểu như nâng cấp dần lên, tham khảo hình. Đối với người Đức hoặc có quốc tịch Đức, học xong Ausbildung nếu muốn học lên Đại học mà chưa có Abitur thì phải học thêm Fach Gymnasium, và tiếp tục học cao lên đúng nghề đã chọn. Một số bạn có Abitur thì có thể chọn ngành khác nhau.
Với sinh viên Việt Nam: có thể xin học Đại học tại Đức nếu như có đủ giấy tờ như các bạn du học sinh Việt Nam đã chuẩn bị bao gồm APS, bằng tiếng Đức, tiếng Anh,…
Thường thì các Chủ Công Ty đều có định hướng đào tạo nhân lực nên họ sẽ giới thiệu các chương trình học lên cho bạn, nếu họ nhận thấy bạn có khả năng tốt, làm việc tốt. Nên bạn chỉ cần có tấm bằng tốt thì không sợ không được học lên.
Lợi và Hại của việc học lên khi nhận được Angebot từ Chủ Công Ty
- Lợi:
+ Lương tăng
+ Vị trí tăng trong Viện
- Hại:
+ Phải kí hợp đồng ở lại Viện trong thời gian nhất định, thường thì từ 3 năm trở lên. Nên cần phải nghiên cứu thật kỹ hợp đồng.
+ Chương trình học do Chủ Công Ty chọn, nên trường học cũng do họ quyết định.
(Nguồn hotrosv.de)
Đăng ký tư vấn
Danh mục
Bài viết gần nhất
- CÙNG NHÌN LẠI BUỔI CHIA SẺ THÔNG TIN KHÓA HỌC IELTS ĐẾN CÁC BẠN SINH VIÊN
- Thông báo khai giảng khóa tiếng Đức A1, B1 tháng 08.2022
- Ngữ pháp tiếng Đức: Đại từ nhân xưng
- Khám phá buổi học thực tế của học viên khóa Summer Course 2022 tại Saurus Coffee and Gallery
- Học tiếng Đức qua báo chí, tại sao không?