cach-noi-xin-loi-trong-tieng-duc-theo-cac-tinh-huong-khac-nhau-phan-2

Cách nói xin lỗi trong tiếng Đức theo các tình huống khác nhau – Phần 2

Ngoài các tình huống xin lỗi đáng tiếc ở mức độ nhẹ và vừa phải, có nhiều tình huống nghiêm trọng đòi hỏi chúng ta phải có cách thức xin lỗi thể hiện mức độ chân thành cao hơn.

Cấp độ 3: Bạn làm tổn thương ai đó nhưng họ sẽ vượt qua được

Tình huống 1: Du hast das letzte Essen deines Mitbewohners gegessen (Bạn đã ăn mất món ăn cuối cùng mà bạn cùng phòng của bạn có)

Đối với người Đức, họ coi trọng sự riêng tư cá nhân ngay cả khi ở cùng phòng với người nước ngoài. Và nếu bạn vô tình động vào những đồ cá nhân của họ, họ sẽ không cảm thấy vui chút nào. Điều tốt nhất bạn nên làm lúc này là xin lỗi họ một cách chân thành.

Es tut mir Leid. Ich hätte das nicht tun sollen. (Tôi rất xin lỗi. Tôi không nên làm điều đó.)

Đây cũng là một ví dụ hay về cách tiếng Đức có thể xếp nhiều động từ cùng nhau ở cuối câu. Bất cứ khi nào tôi muốn diễn đạt sự hối lỗi theo tình huống tương tự,” bạn hãy sử dụng cụm từ “Tôi không nên làm…” và nhớ cách sắp xếp các động từ. Điều này nhanh hơn so với việc áp dụng một danh sách các quy tắc.

Trong mọi trường hợp, bạn cùng phòng của bạn có thể đã mất một số niềm tin vào bạn. Lúc này, bạn nên cố gắng thuyết phục họ rằng bạn sẽ thay đổi. Đây là hai câu tuyệt vời cho điều đó:

z.B:

Ich werde das nie wieder tun. (Tôi sẽ không bao giờ làm điều đó nữa.)

Wie wäre es, wenn ich dir ein Abendessen koche? (Tôi nấu bữa tối lại cho bạn thì sao?)

“Wie wäre es, wenn…” (Còn nếu…) là một cụm từ hoàn hảo khác mà bạn có thể phù hợp với nhiều tình huống tương tự.

Tình huống 2: Du bist wütend auf einen Freund geworden und hast ihn / sie angeschriehen (Bạn đã tức giận và hét lên với một người bạn)

Đây là một tình huống hoàn hảo để sử dụng cụm từ “Đáng lẽ tôi không nên làm…”. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử giải thích lý do tại sao bạn lại bị tổn thương như vậy.

z.B:

Ich war schlecht gelaunt, also… (Tôi đang có một tâm trạng tồi tệ, vì vậy…)

Ich war wütend auf dich, weil… (Tôi đã giận bạn vì…)

Nhưng chỉ giải thích lý do tại sao bạn mất bình tĩnh không phải lúc nào cũng đủ. Bạn cũng sẽ phải chân thành xin lỗi (Lúc này hãy sử dụng lại “es tut mir Leid”).

Tùy thuộc vào mối quan hệ mà bạn có với bạn bè của mình và mức độ nghiêm trọng của vấn đề, bạn có thể phải hứa rằng bạn sẽ không tái phạm. Bởi trong văn hóa Đức, nó có thể gây ảnh hưởng đến tình cảm bạn bè nhiều hơn so với những gì bạn vẫn nghĩ.

Cấp độ 4: Bạn cố tình làm tổn thương ai đó và điều đó thực sự tồi tệ

Tình huống 1: Wegen dir hat jemand seinen Job verloren (Ai đó đã mất việc vì bạn)

Đây có lẽ sẽ là tình huống mà một lá thư xin lỗi dài dòng sẽ thích hợp hơn là một vài câu xin lỗi. Và bạn có thể muốn đợi một chút để mọi vấn đề được hạ nhiệt trước khi có bước hành động tiếp theo.

Hãy nhớ rằng những gì bạn nói sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh cá nhân của bạn, sau đây là một số điều tốt mà bạn có thể thử áp dụng vào lời xin lỗi của mình.

z.B:

Ich habe einen schrecklichen Fehler (bei der Beurteilung) begangen. (Tôi thực sự đã phạm một sai lầm khủng khiếp.)

Bitte nehmen Sie meine Entschuldigung an. (Xin hãy chấp thuận lời xin lỗi của tôi.)

Trong tình huống này, chúng ta thường sử dụng ngôi “Sie”. Thậm chí nếu bạn sử dụng trước đó “du” với người đó, nếu sai lầm của bạn đã thực sự gây ra một sự rạn nứt giữa hai người, nó có vẻ là hơi thô lỗ nếu bạn vẫn sử dụng ngôi “du”.

Tình huống 2: Du hast irgendetwas von einem Freund oder einem Familienmitglied gestohlen (Bạn đã lấy trộm một thứ gì đó của thành viên trong gia đình hoặc bạn bè)

Tương tự các tình huống ở trên, bạn có thể sử dụng cụm từ diễn tả rằng “Đáng lẽ tôi không nên làm điều đó”. Những sai lầm của bạn ở đây giờ đây đã mang lại cho bạn cơ hội thực hành tiếng Đức nhiều hơn bằng cách giải thích chính xác những gì đáng lẽ bạn không nên làm.

z.B:

Ich hätte es nicht nehmen sollen, ohne zu fragen. (Tôi không nên lấy nó mà không hỏi trước.)

Và lúc này, bạn cũng phải thật lòng thừa nhận lỗi lầm của mình. Với người Đức, sự thẳng thắn nhận lỗi là cách tốt nhất để được nhận sự tha thứ.

z.B:

Es war falsch von mir. (Tôi đã rất sai khi làm điều đó.)

Cuối cùng, hãy chia sẻ thêm về những việc làm sai của bạn cũng đã khiến bạn bị tổn thương như thế nào.

z.B:

Ich habe dich verletzt, und das tut mir furchtbar Leid. (Tôi đã làm tổn thương bạn và tôi cảm thấy khủng khiếp về điều đó.)

Tất nhiên, lời nói chỉ là lời nói. Thời gian sẽ trả lời nếu bạn thực sự thay đổi và đó là điều tạo nên sự khác biệt lớn nhất khi bạn xin lỗi.

Trường hợp đặc biệt: Khi nói xin lỗi nhưng bạn không có nghĩa là xin lỗi

Khi chúng ta không nghe rõ một điều mà người khác nói, chúng ta cũng thường sử dụng cụm từ “Xin lỗi” trong tiếng Anh. Trong tiếng Đức, cũng như nhiều ngôn ngữ châu Âu khác, điều này được thể hiện bằng từ chỉ “làm thế nào”, không phải từ “cái gì” như trong tiếng Anh.

z.B:

Wie bitte? (Xin lỗi? / Bạn nói gì?)

Nếu bạn không nghe rõ điều gì đó thì việc nói wie bitte sẽ cho mọi người biết rằng họ cần phải nhắc lại những gì vừa nói.

Người Đức thường sử dụng “Bitter”mang ý nghĩa là “làm ơn” hoặc là cách nói lịch sự trong các tình huống hằng ngày.

z.B:

Bitte schön! (Của bạn đây!)

Bạn sẽ nghe thấy điều này mọi lúc trong các quán cà phê hoặc cửa hàng tạp hóa ở Đức. Bất cứ khi nào bạn giao một thứ gì đó cho người khác, hãy sử dụng cụm từ này và bạn sẽ không thể làm sai.

Lời xin lỗi là những điều phức tạp hiếm khi tuân theo một hướng dẫn cụ thể nào. Thật dễ dàng để nói “rất tiếc, thứ lỗi cho tôi” vì những điều nhỏ nhặt, nhưng những sai lầm lớn hơn đòi hỏi kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân với nhau nhiều hơn để giúp mọi người hiểu nhau hơn. Hãy luyện tập các tình huống sử dụng cách xin lỗi khác nhau để nếu rơi vào tình huống đó trong thực tế, bạn sẽ có cách nói chân thành và phù hợp nhất.

Đăng ký tư vấn

0909 246 474
icons8-exercise-96
right arrow time clock pin e